Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz (LSAS) bắt bệnh chỉ trong 5 phút
- Người viết: Đỗ Thị Bích Hạnh lúc
- Tài nguyên
Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz (Liebowitz Social Anxiety Scale - LSAS) là một công cụ đánh giá tâm lý được sử dụng rộng rãi để sàng lọc và đánh giá mức độ nghiêm trọng của Rối loạn Lo âu Xã Hội (SAD). Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz được phát triển bởi Tiến sĩ Michael R. Liebowitz vào những năm 1960 và được coi là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá SAD.
Giới thiệu Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz LSAS
Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz bao gồm 24 câu hỏi đánh giá mức độ lo âu và né tránh trong các tình huống xã hội cụ thể. Các câu hỏi được chia thành 4 phân nhóm chính:
- Tương tác xã hội: Lo lắng khi nói chuyện với người lạ, tham gia các hoạt động nhóm,...
- Biểu diễn trước đám đông: Lo lắng khi thuyết trình, biểu diễn,...
- Chức năng sinh lý: Đỏ mặt, đổ mồ hôi, run rẩy,...
- Né tránh: Tránh các tình huống xã hội do lo âu.
Ứng dụng của Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz
- Sàng lọc và chẩn đoán Rối loạn lo âu xã hội SAD.
- Đánh giá mức độ nghiêm trọng của SAD.
- Theo dõi tiến trình điều trị SAD.
- Nghiên cứu về SAD.
Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz LSAS
Ưu và nhược điểm của Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz
Ưu điểm
- Dễ sử dụng và dễ hiểu.
- Có độ tin cậy và tính hợp lệ cao.
- Đánh giá chi tiết các triệu chứng SAD trong nhiều tình huống xã hội khác nhau.
- Được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng.
Hạn chế
- Có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tâm trạng và mức độ căng thẳng hiện tại của người tham gia.
- Không đánh giá được các yếu tố khác có thể góp phần gây ra SAD, chẳng hạn như tính cách hoặc các trải nghiệm thời thơ ấu.
Cách thức thực hiện Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz
Giống như các bài quiz test rối loạn lo âu xã hội thì Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz được thực hiện dưới dạng tự đánh giá, nghĩa là người tham gia sẽ tự trả lời các câu hỏi về mức độ lo âu và né tránh của họ trong các tình huống xã hội cụ thể. Thang đo gồm 2 phiên:
- Phiên 1: Đánh giá mức độ lo lắng - được đánh giá trên thang điểm từ 0 (không lo lắng) đến 3 (lo lắng nặng).
- Phiên 2: Đánh giá mức độ tránh né - được đánh giá trên thang điểm từ 0 (không bao giờ tránh nhé) đến 3 (thường xuyên tránh né).
Nếu bạn gặp một tình huống mà bạn không chưa trải nghiệm, bạn hãy tưởng tượng "điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gặp phải tình huống đó" và sau đó đánh giá mức độ lo âu cũng như xu hướng tránh né tình huống giả định này.
Mọi đánh giá của bạn phải phản ánh đúng với thực trạng hoặc tâm lý trong vòng 1 tuần gần nhất.
Bộ câu hỏi Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz
Bộ câu hỏi Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz
PHIÊN 1: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LO LẮNG
Phiên 1 yêu cầu bạn đánh giá mức độ lo lắng của bản thân trong các tình huống này theo mức độ từ:
- 0. Không lo lắng
- 1. Nhẹ
- 2. Vừa
- 3. Nặng
Tình huống | 1 | 2 | 3 | 4 |
1. Gọi điện thoại ở nơi công cộng. | ||||
2. Tham gia vào hoạt động nhóm ít người. | ||||
3. Ăn uống ở nơi công cộng. | ||||
4. Uống rượu với người khác ở nơi công cộng. | ||||
5. Trò chuyện với người có thẩm quyền hơn bạn. | ||||
6. Diễn xuất, biểu diễn, thuyết trình trước đám đông. | ||||
7. Đi dự tiệc. | ||||
8. Làm việc khi bị quan sát. | ||||
9. Viết trong khi bị quan sát. | ||||
10. Gọi điện cho ai đó mà bạn không quen biết rõ. | ||||
11. Trò chuyện với những người bạn không quen biết rõ. | ||||
12. Gặp gỡ người lạ. | ||||
13. Đi vệ sinh trong phòng vệ sinh công cộng. | ||||
14. Vào phòng khi những người khác đã có mặt sẵn. | ||||
15. Là trung tâm của sự chú ý. | ||||
16. Phát biểu trong cuộc họp. | ||||
17. Làm bài kiểm tra. | ||||
18. Bày tỏ ý kiến bất đồng với những người mà bạn không quen biết rõ. | ||||
19. Nhìn vào mắt những người bạn không quen biết rõ. | ||||
20. Báo cáo, trình bày trước nhóm. | ||||
21. Đi đón ai đó. | ||||
22. Đổi trả hàng tại cửa hàng. | ||||
23. Tổ chức một bữa tiệc. | ||||
24. Cưỡng lại áp lực mua sắm từ nhân viên bán hàng. |
PHIÊN 2: MỨC ĐỘ NÉ TRÁNH
Phiên 2 yêu cầu bạn đánh giá mức độ tránh né của bản thân trong tình huống đó theo mức độ từ:
- 0. Không né tránh
- 1. Hiếm khi – 0-33%
- 2. Thỉnh thoảng 34 – 66%
- 3. Thường xuyên – 67-100%
Tình huống | 1 | 2 | 3 | 4 |
1. Gọi điện thoại ở nơi công cộng. | ||||
2. Tham gia vào hoạt động nhóm ít người. | ||||
3. Ăn uống ở nơi công cộng. | ||||
4. Uống rượu với người khác ở nơi công cộng. | ||||
5. Trò chuyện với người có thẩm quyền hơn bạn. | ||||
6. Diễn xuất, biểu diễn, thuyết trình trước đám đông. | ||||
7. Đi dự tiệc. | ||||
8. Làm việc khi bị quan sát. | ||||
9. Viết trong khi bị quan sát. | ||||
10. Gọi điện cho ai đó mà bạn không quen biết rõ. | ||||
11. Trò chuyện với những người bạn không quen biết rõ. | ||||
12. Gặp gỡ người lạ. | ||||
13. Đi vệ sinh trong phòng vệ sinh công cộng. | ||||
14. Vào phòng khi những người khác đã có mặt sẵn. | ||||
15. Là trung tâm của sự chú ý. | ||||
16. Phát biểu trong cuộc họp. | ||||
17. Làm bài kiểm tra. | ||||
18. Bày tỏ ý kiến bất đồng với những người mà bạn không quen biết rõ. | ||||
19. Nhìn vào mắt những người bạn không quen biết rõ. | ||||
20. Báo cáo, trình bày trước nhóm. | ||||
21. Đi đón ai đó. | ||||
22. Đổi trả hàng tại cửa hàng. | ||||
23. Tổ chức một bữa tiệc. | ||||
24. Cưỡng lại áp lực mua sắm từ nhân viên bán hàng. |
Kết quả thực hiện Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz
- 0 - 29 điểm - không mắc rối loạn lo âu xã hội
- 30 - 49 điểm - tình trạng rối loạn lo âu xã hội nhẹ
- 50 - 64 điểm - tình trạng rối loạn lo âu xã hội vừa phải
- 65 - 79 - tình trạng rối loạn lo âu xã hội nặng
- 80 - 95 - tình trạng rối loạn lo âu xã hội nghiêm trọng
- Lớn hơn 95 - rối loạn lo âu xã hội rất nghiêm trọng
Thang đo Lo âu Xã Hội Liebowitz LSAS là một công cụ đánh giá hiệu quả và được sử dụng rộng rãi để sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi Rối loạn lo âu xã hội SAD. Tuy nhiên LSAS chỉ là một công cụ đánh giá và không thể thay thế cho chẩn đoán của chuyên gia tâm lý. Nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc Rối loạn lo âu xã hội SAD, hãy gọi đến đường dây nóng của Viện Tâm Lý Đời Sống để được tư vấn tâm lý và trị liệu bởi các chuyên gia tâm lý tâm huyết và tận tâm của chúng tôi.
Tham khảo thêm những Dịch vụ Trị Liệu Tâm Lý tại Viện Tâm Lý Đời Sống
Nguồn tham khảo: