Thang đánh giá trầm cảm người già GDS (Geriatric Depression Scale)
- Người viết: Đỗ Thị Bích Hạnh lúc
- Tài nguyên
Thang đánh giá trầm cảm người già GDS (Geriatric Depression Scale) là công cụ sàng lọc được sử dụng phổ biến để đánh giá mức độ trầm cảm ở người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên). Thang đo được phát triển bởi Yesavage và cộng sự vào năm 1982 và được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế, phòng khám tâm lý, viện dưỡng lão,...
Tổng quan về Thang đánh giá trầm cảm người già GDS
Thang test trầm cảm cho người cao tuổi GDS bao gồm 30 câu hỏi, mỗi câu hỏi được trả lời "Đúng" hoặc "Không". Câu hỏi tập trung vào các triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi như:
Buồn bã, chán nản.
Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích.
Suy giảm cảm giác thèm ăn.
Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
Mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Khó khăn trong việc tập trung suy nghĩ.
Cảm giác vô giá trị, tự ti.
Có suy nghĩ về cái chết.
Thang đánh giá trầm cảm người cao tuổi GDS được sử dụng phổ biến để đánh giá mức độ trầm cảm cho người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên
Cách sử dụng thang đánh giá trầm cảm người già GDS
Có thể tự thực hiện hoặc được thực hiện bởi người khác.
Cần trả lời trung thực tất cả các câu hỏi dựa trên cảm nhận của bản thân trong 1-2 tuần qua.
Tính điểm theo hướng dẫn:
Đáp án "Đúng" được 1 điểm.
Đáp án "Không" được 0 điểm.
Tổng điểm từ 0 đến 30 điểm.
Mức độ trầm cảm được đánh giá như sau:
0-9 điểm: Không có triệu chứng trầm cảm.
10-19 điểm: Triệu chứng trầm cảm nhẹ.
20-30 điểm: Triệu chứng trầm cảm nặng.
Ưu điểm của thang test GDS
Dễ sử dụng, dễ hiểu, có thể tự thực hiện.
Chỉ mất khoảng 5-10 phút để hoàn thành.
Cho kết quả tương đối chính xác, có độ tin cậy cao.
Giúp phát hiện sớm các trường hợp trầm cảm ở người cao tuổi.
Thang test GDS sẽ giúp mang lại đánh giá tổng quan ban đầu
Thang đánh giá trầm cảm người già GDS
STT | Đúng | Không đúng | |
1 | Về cơ bản, tôi hài lòng với cuộc sống của mình | ||
2 | Hiện tại, tôi đã từ bỏ nhiều hoạt động và thú vui | ||
3 | Tôi cảm thấy cuộc sống của mình thật là trống rỗng tẻ nhạt | ||
4 | Tôi thường cảm thấy buồn chán | ||
5 | Tôi cảm thấy tương lai đầy triển vọng | ||
6 | Tôi thấy phiền muộn bởi có những ý nghĩ trong đầu không thể dứt ra được | ||
7 | Hầu hết thời gian tôi thấy thoải mái | ||
8 | Tôi sợ rằng có một điều tồi tệ sẽ xảy đến với mình | ||
9 | Phần lớn thời gian tôi cảm thấy hạnh phúc | ||
10 | Tôi thường cảm thấy không tự lo liệu được | ||
11 | Tôi thường cảm thấy bồn chồn, bất an | ||
12 | Tôi thích ở nhà hơn là đi ra ngoài và làm việc gì đó | ||
13 | Tôi thường thấy lo lắng về tương lai | ||
14 | Tôi cảm thấy mình có nhiều vấn đề về trí nhớ hơn hầu hết những người có cùng độ tuổi | ||
15 | Tôi nghĩ cuộc sống hiện tại thật là tuyệt vời | ||
16 | Tôi cảm thấy chán nản và thất vọng | ||
17 | Tôi cảm thấy khá vô dụng trong tình trạng hiện tại | ||
18 | Tôi lo nghĩ nhiều về quá khứ | ||
19 | Tôi nhận thấy cuộc sống rất thú vị | ||
20 | Tôi thấy khó để bắt đầu những kế hoạch mới | ||
21 | Tôi cảm thấy tràn đầy sinh lực | ||
22 | Tôi cảm thấy tình trạng của mình là tuyệt vọng | ||
23 | Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều tốt hơn tôi | ||
24 | Tôi thường thấy bối rối cả với những việc nhỏ nhặt | ||
25 | Tôi thường cảm thấy muốn khóc | ||
26 | Tôi thấy khó tập trung chú ý vào một điều hoặc một hoạt động nào đó | ||
27 | Khi thức dậy vào buổi sáng tôi thấy sảng khoái | ||
28 | Tôi không thích những chỗ hội họp đông người | ||
29 | Tôi dễ dàng đưa ra các quyết định | ||
30 | Trí óc tôi vẫn minh mẫn như trước kia |
Thang đánh giá trầm cảm người già GDS chỉ là công cụ sàng lọc, không thể chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm. Kết quả của bài test GDS chỉ mang tính chất tham khảo, không nên dựa vào đó để tự chẩn đoán hoặc điều trị. Nếu nghi ngờ ông bà, bố mẹ hoặc người thân mắc bệnh trầm cảm, hãy gọi đến đường dây nóng của Viện Tâm Lý Đời Sống LPI để được tư vấn tâm lý và trị liệu bởi các chuyên gia tâm lý tâm huyết và tận tâm của chúng tôi.
Tài liệu tham khảo:
Tham khảo thêm những Dịch vụ Trị Liệu Tâm Lý tại Viện Tâm Lý Đời Sống LPI