Bài Test Trầm Cảm Sau Sinh EPDS - Hướng dẫn và thông tin chi tiết

Bài Test Trầm Cảm Sau Sinh EPDS - Hướng dẫn và thông tin chi tiết

Bài Test Trầm Cảm Sau Sinh EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale) là một công cụ sàng lọc ban đầu phổ biến trên thế giới được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ sau khi sinh con.

Tại sao cần Test Trầm Cảm Sau Sinh EPDS?

  • Phát hiện sớm: Giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

  • Can thiệp sớm: Ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng của bệnh trầm cảm sau sinh đối với sức khỏe tinh thần của mẹ và sự phát triển của trẻ.

  • Hỗ trợ tốt hơn: Giúp gia đình và bạn bè hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn và có thể hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.

Trầm cảm sau sinh cần được phát hiện và có phương án can thiệp sớm

Trầm cảm sau sinh cần được phát hiện và có phương án can thiệp sớm

Khi nào cần Test Trầm Cảm Sau Sinh EPDS?

  • Phụ nữ sau khi sinh con từ 6 tuần đến 12 tháng.

  • Có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh trầm cảm sau sinh, bao gồm:

    • Buồn bã, chán nản

    • Mất hứng thú với những hoạt động mà bạn từng yêu thích

    • Lo lắng, bồn chồn

    • Khó tập trung, hay quên

    • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

    • Thay đổi thói quen ăn uống

    • Mệt mỏi, thiếu năng lượng

    • Cảm thấy vô vọng, tuyệt vọng

    • Cảm giác như mình đã làm sai điều gì đó và tự trách móc bản thân

    • Có suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử

Cách thực hiện Bài Test Trầm Cảm Sau Sinh EPDS:

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS

Bộ câu hỏi Test Trầm Cảm Sau Sinh EPDS

Điều kiện thực hiện bài test trầm cảm sau sinh EPDS: chọn đáp án phù hợp với cảm nhận, cảm xúc của bạn trong 7 ngày trước trở lại đây:
 
Câu 1: Bạn có thể cười và xem xét các sự kiện dưới khía cạnh hài hước
  • 0. Vẫn như trước đây
  • 1. Hiện giờ không nhiều như trước
  • 2. Rõ ràng hiện giờ có giảm sút
  • 3. Hầu như không thể

Câu 2: Bạn vẫn thấy được các thú vui từ sự việc

  • 0. Vẫn như trước kia
  • 1. Hơi giảm hơn so với trước đây
  • 2. Rõ ràng giảm so với trước đây
  • 3. Hầu như không thể

Câu 3: Bạn có tự khiển trách (đổ lỗi) mình một cách không cần thiết khi có chuyện sai

  • 3. Có, luôn luôn như vậy
  • 2. Có, thỉnh thoảng mà thôi
  • 1. Không thường xuyên
  • 0. Không, không bao giờ

Câu 4: Bạn có hay cảm thấy lo âu hoặc lo lắng không rõ lý do

  • 0. Không bao giờ
  • 1. Hiếm khi
  • 2. Thỉnh thoảng
  • 3. Thường xuyên

Câu 5: Bạn có cảm thấy lo sợ hoặc hoảng loạn không rõ nguyên nhân

  • 3. Có, khá nhiều lần
  • 2. Có, thỉnh thoảng
  • 1. Không, không nhiều lắm
  • 0. Hầu như không

Câu 6: Mọi việc trở nên cực kỳ khó khăn đối với bạn?

  • 3. Tôi hầu như không thể kiểm soát và xử lý tình huống được như trước đây
  • 2. Thỉnh thoảng tôi không kiểm soát tốt được như trước đây
  • 1. Hầu hết thời gian tôi kiểm soát tốt
  • 0. Tôi kiểm soát và xử lý mọi việc vẫn tốt như trước đây

Câu 7: Bạn đã từng cảm thấy không vui tới mức không ngủ được

  • 3. Có, hầu hết thời gian
  • 2. Có, thỉnh thoảng
  • 1. Không thường xuyên
  • 0. Không chút nào

Câu 8: Bạn có cảm thấy buồn hoặc bất hạnh

  • 3. Có, hầu hết thời gian
  • 2. Có, khá thường xuyên
  • 1. Chỉ thỉnh thoảng
  • 0. Không, không bao giờ

Câu 9: Bạn đã từng cảm thấy buồn, không vui tới mức phát khóc

  • 3. Có, hầu hết thời gian
  • 2. Có, khá thường xuyên
  • 1. Chỉ thỉnh thoảng
  • 0. Không, không bao giờ

Câu 10: Những ý nghĩ tự gây tổn thương cho mình đã từng xuất hiện trong đầu bạn?

  • 3. Có, khá thường xuyên
  • 2. Thỉnh thoảng
  • 1. Hiếm khi
  • 0. Không bao giờ

Để điều trị sớm chứng trầm cảm sau sinh, bạn nên liên hệ thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý trị liệu

Để điều trị sớm chứng trầm cảm sau sinh, bạn nên liên hệ thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý trị liệu

Kết quả test EPDS

Sau khi thực hiện bài test EPDS, bạn tính tổng lại số điểm tương ứng ở đầu với từng đáp án đã chọn.
  • Nếu tổng điểm > 12 điểm: bạn đang mắc phải chứng trầm cảm sau sinh, nên liên hệ tư vấn, trị liệu từ các bác sĩ tâm lý hay chuyên gia tâm lý ngay lập tức
  • Nếu tổng điểm từ 9 -> 12 điểm: có thể bạn đang mắc chứng trầm cảm sau sinh ở mức nhẹ, nên nhờ tới sự tư vấn từ các chuyên gia tâm lý để kiểm tra và đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe tâm lý để cho phương án điều trị sớm.
  • Nếu tổng điểm dưới < 9 điểm: bạn cần theo dõi thêm và đánh giá tình trạng sức khỏe tâm lý định kỳ 2 tuần / 1 lần, nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường, hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý để nhận được sự tư vấn chính xác. Tham khảo thêm các dấu hiệu trầm cảm sau sinh.

Lưu ý:

  • Bài test EPDS chỉ mang tính chất tham khảo. Để chẩn đoán chính xác, bạn cần gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.
  • Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của trầm cảm sau sinh, hãy mạnh dạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia.
 

Nếu bạn hay người thân, bạn bè đang có dấu hiệu, biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh, hãy gọi đến đường dây nóng của Viện Tâm Lý Đời Sống LPI để được tư vấn tâm lý và trị liệu bởi các chuyên gia tâm lý tâm huyết và tận tâm của chúng tôi.

Tham khảo thêm những Dịch vụ Trị Liệu Tâm Lý tại Viện Tâm Lý Đời Sống LPI

Trị liệu tâm lý cá nhân

Trị liệu tâm lý thanh thiếu niên

Trị liệu tâm lý gia đình

Trị liệu tâm lý cặp đôi

Trị liệu nhóm

Khai vấn cuộc sống và sự nghiệp

Bài trước Bài sau