Các giai đoạn trầm cảm và những dấu hiệu nhận biết kịp thời
- Người viết: Đỗ Thị Bích Hạnh lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Trầm cảm là một căn bệnh cảm xúc do sự rối loạn hoạt động của não bộ gây ra. Những biến chứng bất thường trong tâm lý đã tạo ra nhiều thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Với mỗi giai đoạn trầm cảm sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu khác nhau. Đặc điểm chung là người bị trầm cảm thường có triệu chứng như khí sắc trầm hơn, cảm giác mệt mỏi và suy giảm năng lượng, cảm giác mất hứng thú, hối hận, tự ti và đau khổ. Họ có thể mất ngủ, ăn không cân đối hoặc dễ bị bực bội, suy giảm trí nhớ và kém tập trung, họ thường có những suy nghĩ tự làm tổn thương mình. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, từ công việc, học tập cho đến mối quan hệ xã hội và tình cảm.
Các giai đoạn trầm cảm và những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết
Trầm cảm có mấy giai đoạn? Có 3 giai đoạn trầm cảm là trầm cảm nhẹ, trầm cảm trung bình, trầm cảm nặng. Chúng ta cần phân tích chi tiết từng giai đoạn trầm cảm và nhận biết các dấu hiệu của từng giai đoạn để có thể hỗ trợ người bệnh một cách hiệu quả hơn.
Trầm cảm giai đoạn 1: Trầm cảm nhẹ
Thường xuyên cảm thấy buồn chán không rõ lý do.
Cảm giác khó chịu và hay tức giận.
Bản thân không muốn làm gì, luôn cảm thấy mệt mỏi
Thường xuyên cảm thấy bản thân có lỗi và tuyệt vọng.
Cảm thấy cạn kiệt hết năng lượng, thiếu động lực
Bỏ hết những đam mê, sở thích, mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích.
Dần tách biệt với gia đình, bạn bè, và thế giới xung quanh.
Muốn xa lánh mọi thứ và thích ở 1 mình.
Luôn cảm thấy tự ti.
Không thích giao tiếp với mọi người xung quanh.
Bị mất ngủ hoặc có xu hướng ngủ ngày.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt bị thay đổi
Cân nặng tăng hoặc giảm bất thường.
Thông thường, trầm cảm giai đoạn đầu sẽ ít được chú ý, bên cạnh những dấu hiệu trên thì những triệu chứng về sức khỏe thể chất như đau nhức cơ thể, khó thở, hoặc tim đập nhanh, hay bị hồi hộp …có thể xuất hiện.
Tuy nhiên, giai đoạn trầm cảm nhẹ có thể kiểm soát được ổn định mà không cần đến sự hỗ trợ của thuốc, bệnh nhân có thể điều chỉnh lối sống và sử dụng các phương pháp tự nhiên để kiểm soát tình trạng. Ở giai đoạn này, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể sẽ trở nặng hơn.
Trầm cảm giai đoạn 2: Trầm cảm trung bình
Khi mà giai đoạn 1 không nhận được sự can thiệp và điều trị thích hợp, tình trạng trầm cảm sẽ tiến triển đến giai đoạn 2. Khi ở trạng thái trầm cảm giai đoạn 2, triệu chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Những vấn đề mà người bệnh có thể phải đối mặt ở giai đoạn này bao gồm:
Muốn buông xuôi mọi thứ.
Không muốn suy nghĩ hay làm việc.
Có nhiều nỗi sợ hãi, ám ảnh: sợ người lạ, sợ đám đông, đôi khi sợ cả những người thân thiết, sợ bóng đêm, sợ ánh sáng…
Tâm trạng thất thường, cau có, hay cáu giận vô cớ.
Cảm thấy không ai hiểu và không có ai giúp được mình, mất niềm tin vào mọi thứ xung quanh; kể cả người thân, bạn bè, đồng nghiệp
Không dám đối mặt với hiện tại.
Xuất hiện ảo tưởng hoặc bắt đầu có những suy nghĩ muốn tự tử.
Giai đoạn này cũng là lúc mà bệnh trầm cảm dễ được phát hiện hơn. Khi đã xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh thì lúc này, cần được can thiệp điều trị kịp thời nếu không người bệnh sẽ rất dễ làm tổn thương bản thân và tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Trầm cảm giai đoạn 3: Trầm cảm nặng, rất nặng
Khi bị trầm cảm nặng giai đoạn cuối, nguy hiểm có thể đến từ dấu hiệu của rối loạn hoang tưởng và loạn thần. Bệnh nhân có thể trải qua trạng thái nghe thấy tiếng nói và âm thanh lạ trong tâm trí, thậm chí còn có ảo giác về tai họa. Điều này đặt nguy cơ lớn đối với sức khỏe và an toàn của bản thân, người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái;
Tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào bản thân, con người, cuộc sống, xã hội.
Có xu hướng làm hại bản thân, có những hành vi như rạch cứa tay, chân …
Xuất hiện hoang tưởng, cảm thấy không có lối thoát.
Tiêu cực, luôn cảm thấy vô dụng, mặc cảm, tội lỗi.
Thường xuyên nghĩ đến cái chết, khoảng 5-7 lần/ tuần trở lên.
Ngủ li bì hoặc khó ngủ hơn bình thường, mất ngủ kéo dài.
Cảm giác ám ảnh bởi bệnh tật.
Nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu tương ứng trong các giai đoạn trầm cảm, việc tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và hỗ trợ chuyên môn là rất quan trọng. Một trong những cơ sở bạn có thể lựa chọn là Viện Tâm Lý Đời Sống LPI. Quý vị có thể liên hệ với Viện Tâm Lý Đời Sống LPI qua số điện thoại 0383.72.0880 để được tư vấn tâm lý và đặt lịch khám với các chuyên gia tâm lý dày dặn kinh nghiệm, tận tâm và chuyên nghiệp.
>> Tham khảo Dịch vụ trị liệu tâm lý tại Viện Tâm Lý Đời Sống LPI:
Viết bình luận