Thang đo đánh giá lo âu trầm cảm stress DASS-21 (Depression Anxiety and Stress Scales) là thang đánh giá được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales (University of New South Wales), Australia. Thang đo DASS 21 được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhờ tính hiệu quả, độ chính xác và sự thuận tiện cho người sử dụng. DASS-21 có thể được dùng để kiểm soát và đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress. Giới thiệu Thang đánh giá lo âu trầm cảm stress DASS-21Thang đánh giá lo âu trầm cảm stress DASS-21 bao gồm 21 câu hỏi, chia thành 3 phầnLo âu: 7 câu hỏi đánh giá các triệu chứng lo âu như: bồn chồn, lo lắng, khó tập trung, dễ cáu gắt, cảm giác run rẩy, đổ mồ hôi,...Trầm cảm: 7 câu hỏi đánh giá các triệu chứng trầm cảm như: buồn bã, chán nản, mất hứng thú, cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó khăn trong việc tập trung suy nghĩ, cảm giác vô giá trị, tự ti,...Stress: 7 câu hỏi đánh giá các triệu chứng stress như: cảm thấy căng thẳng, dễ cáu gắt, khó thư giãn, mất ngủ, hay quên,... Ưu điểm của thang đo DASS-21:Dễ sử dụng, dễ hiểu, có thể tự thực hiện.Cho kết quả tương đối chính xác, có độ tin cậy cao.Giúp phát hiện sớm các trường hợp Lo âu, Trầm cảm, Stress.Hỗ trợ theo dõi hiệu quả điều trị.Có thể sử dụng để đánh giá tổng quan về tình trạng về Lo âu, Trầm cảm, Stress. Cách sử dụng Thang đánh giá lo âu trầm cảm stress DASS-21Dễ sử dụng, dễ hiểu, có thể tự thực hiện.Chỉ mất khoảng 5-10 phút để hoàn thành.Mỗi câu hỏi được đánh giá từ 0 đến 3 điểm:0 điểm: Không áp dụng.1 điểm: Đúng với tôi một phần.2 điểm: Đúng với tôi khá nhiều.3 điểm: Đúng với tôi hoàn toàn.Tính điểm cho từng phần (Lo âu - A, Trầm cảm - D, Stress - S) bằng cách cộng điểm tất cả các câu hỏi tương ứng trong phần đó.So sánh điểm số với bảng kết quả để đánh giá mức độ Lo âu, Trầm cảm, Stress.Thang đo Dass-21 giúp đánh giá tổng quan tình trạng lo âu, trầm cảm, stressChi tiết các câu hỏi Thang đánh giá lo âu trầm cảm stress DASS-21 STTCâu hỏiThang điểmS1Tôi thấy khó mà thoải mái được0123A2Tôi bị khô miệng0123D3Tôi không thấy có chút cảm xúc tích cực nào0123A4Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)0123D5Tôi thấy khó bắt tay vào công việc0123S6Tôi đã phản ứng thái quá khi có những sự việc xảy ra0123A7Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay...)0123S8Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều0123A9Tôi lo lắng về những tình huống có thể khiến tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười0123D10Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả0123S11Tôi thấy bản thân dễ bị kích động0123S12Tôi thấy khó thư giãn được0123D13Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng0123S14Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm0123A15Tôi thấy mình gần như hoảng loạn0123D16Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa0123D17Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người0123S18Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái0123A19Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp)0123A20Tôi hay sợ vô cớ0123D21Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa0123 Mức độ Lo âu, Trầm cảm, Stress theo thang đo Dass 21 được đánh giá như sau:Nếu bạn muốn test lo âu thì bạn chỉ cần trả lời những câu hỏi hàng A, tính tổng điểm và nhân 2. So sánh với bảng ở dướiNếu bạn muốn test trầm cảm thì bạn chỉ cần trả lời những câu hỏi hàng D, tính tổng điểm và nhân 2. So sánh với bảng ở dướiNếu bạn muốn test stress thì bạn chỉ cần trả lời những câu hỏi hàng S, tính tổng điểm và nhân 2. So sánh với bảng ở dưới Mức độLo âuTrầm cảmStressBình thường0 - 70 - 90 - 14Nhẹ8 - 910 - 1315 - 18Vừa10 - 1414 - 2019 - 25Nặng15 - 1921 - 2726 - 33Rất nặng≥20≥28≥34 Thang đánh giá lo âu trầm cảm stress DASS-21 chỉ là công cụ sàng lọc, không thể chẩn đoán chính xác các rối loạn Lo âu, Trầm cảm, Stress. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc các rối loạn này, hãy gọi đến đường dây nóng của Viện Tâm Lý Đời Sống LPI để được tham vấn tâm lý và trị liệu bởi các chuyên gia tâm lý tâm huyết và tận tâm của chúng tôi.Tài liệu tham khảo: https://arc.psych.wisc.edu/self-report/depression-anxiety-stress-scale-21-dass21/Tham khảo thêm những Dịch vụ Trị Liệu Tâm Lý tại Viện Tâm Lý Đời Sống LPI- Trị liệu tâm lý cá nhân- Trị liệu tâm lý thanh thiếu niên- Trị liệu tâm lý gia đình- Trị liệu tâm lý cặp đôi- Trị liệu nhóm- Khai vấn cuộc sống và sự nghiệp
Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (Hamilton Rating Scale for Depression - HDRS hay còn được gọi là thang HAM - D) là một công cụ đánh giá mức độ trầm cảm được sử dụng phổ biến trong y học tâm thần. Thang đo được phát triển bởi bác sĩ tâm thần người Anh, Anthony Hamilton vào năm 1959 và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đối tượng áp dụng chỉ dành cho người lớn. Giới thiệu về thang đánh giá trầm cảm HamiltonThang trầm cảm Hamilton HDRS bao gồm 21 câu hỏi gồm câu hỏi tập trung vào các triệu chứng chính của trầm cảm như:Tâm trạng buồn bã, chán nản.Suy giảm hứng thú, niềm vui.Rối loạn lo âu.Suy giảm cảm giác thèm ăn.Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.Mệt mỏi, thiếu năng lượng.Khó khăn trong việc tập trung suy nghĩ.Khó khăn trong việc đưa ra quyết định.Cảm giác vô giá trị, tự ti.Có suy nghĩ về cái chết.Triệu chứng vận động (chậm chạp, bồn chồn).Triệu chứng rối loạn tiêu hóa.Triệu chứng rối loạn giấc ngủ.Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (HAM-D) tập trung vào các triệu chứng chính của trầm cảmCách sử dụng Thang đánh giá trầm cảm Hamilton HDRSĐược thực hiện bởi bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản.Bác sĩ sẽ phỏng vấn bệnh nhân để đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng.Tổng điểm từ 0 đến 54 điểm. Mức độ trầm cảm được đánh giá như sau0-7 điểm: Không có triệu chứng trầm cảm.8-16 điểm: Triệu chứng trầm cảm nhẹ.17-23 điểm: Triệu chứng trầm cảm trung bình.24-32 điểm: Triệu chứng trầm cảm nặng.33-54 điểm: Triệu chứng trầm cảm rất nặng. Ưu điểm của Thang đánh giá trầm cảm Hamilton HDRSDễ sử dụng, có độ tin cậy và tính chính xác cao.Giúp đánh giá mức độ trầm cảm một cách chi tiết, toàn diện.Hỗ trợ theo dõi hiệu quả điều trị.Có thể sử dụng để nghiên cứu khoa học về bệnh trầm cảm.Thực hiện bài test trầm cảm Hamilton (HAM-D) Bài test thang đánh giá trầm cảm Hamilton1. KHÍ SẮC TRẦM (Thái độ ảm đạm, bi quan về tương lai, cảm giác buồn, muốn khóc)0= Không có1= Buồn bã2= Thỉnh thoảng có khóc3= Khóc thường xuyên4= Có các triệu chứng nghiêm trọng2. CẢM GIÁC TỘI LỖI0= Không có1= Tự trách mắng bản thân, có cảm giác bản thân đã làm mọi người thất vọng2= Có ý nghĩ tội lỗi về bản thân3= Bệnh tật hiện tại chính là 1 hình phạt và hoang tưởng về tội lỗi bản thân4= Có ảo giác bị buộc tội3. TỰ SÁT0= Không có1= Cảm thấy cuộc sống không đáng sống2= Ước muốn được chết3= Có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát4= Cố ý tự sát4. CHỨNG MẤT NGỦ (Giai đoạn đầu)(Khó đi vào giấc ngủ)0= Không có1= Thỉnh thoảng2= Thường xuyên5. CHỨNG MẤT NGỦ (Giai đoạn giữa) (Than phiền về sự mất ngủ, bị quấy rấy và thức giấc suốt đêm)0= Không có1= Thỉnh thoảng2= Thường xuyên6. CHỨNG MẤT NGỦ (Giai đoạn cuối) (Bị thức dậy sớm vào buổi sáng và không thể ngủ lại được nữa)0= Không có1= Thỉnh thoảng2= Thường xuyên7. CÔNG VIỆC VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG0= Bình thường, không có khó khăn gì1= Cảm giác bất lực, phờ phạt, dễ bị dao động và khó đưa ra quyết định2= Mất ham thích trong các sở thích, giảm các hoạt động xã hội3= Giảm năng suất làm việc4= Không có khả năng làm việc. Nghỉ việc vì bệnh hiện tại8. SỰ CHẬM CHẠP (Chậm hoạt động, chậm nói, chậm nghĩ , thờ ơ, sững sờ)0= Không có triệu chứng1= Chậm chạp trong lúc nói chuyện2= Rất chậm chạp trong lúc nói chuyện, phỏng vấn3= Nói chuyện khó khăn4= Hoàn toàn sững sờ9. KÍCH ĐỘNG (Mất ngủ liên qua đến lo âu)0= Không có1= Thỉnh thoảng2= Thường xuyên10. LO ÂU – TÂM LÝ0= Không có triệu chứng1= Căng thẳng và cáu kỉnh2= Lo lắng về những vấn đề nhỏ nhặt3= Thái độ sợ hãi, lo lắng4= Khiếp sợ11. LO ÂU – CƠ THỂ (Dạ dày, ruột, khó tiêu, tim đạp nhanh, đau đầu, khó thở, đường tiết niệu…)0= Không có triệu chứng1= Triệu chứng ở mức độ nhẹ2= Triệu chứng rõ ràng3= Triệu chứng nghiêm trọng4= Mất khả năng làm việc12. TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ - DẠ DÀY VÀ RUỘT NON(Mất sự ngon miệng, cảm thấy nặng bụng, táo bón)0= Không có triệu chứng1= Triệu chứng nhẹ2= Triệu chứng nghiêm trọng13. TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ - CHUNG (Cảm giác tứ chi nặng nề, đau đầu, đâu lưng, đau lưng lan tỏa, mệt mỏi)0= Không có1= Triệu chứng ở mức nhẹ2= Triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng14. TRIỆU CHỨNG SINH DỤC (Mất ham muốn tình dục, rồi loạn chu kì)0= Triệu chứng không xuất hiện1= Triệu chứng ở mức độ nhẹ2= Triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng15. NGHI BỆNH0= Không có1= Tình trạng quá quan tâm đến cơ thể2= Lo lắng quá mức về sức khỏe3= Thái độ cáu kỉnh4= Hoang tưởng nghi bệnh16. SÚT CÂN0= Không bị sút cân1= Sút cân nhẹ2= Sút cân nhiều hoặc ở mức nghiêm trọng17. NHẬN THỨC (Nhận thức được thể diện dựa trên sự hiểu biết và hoàn cảnh của người làm trắc nghiệm)0= Bình thường, không mất nhậ thức1= Mất một phần hoặc nhận thức không rõ rang2= Mất nhận thức18. BIẾN ĐỔI TRONG NGÀY (Nhứng triệu chứng trở nên tệ hơn vào buổi sáng hoặc buổi tối. Ghi lại điều đó) - Không tính điểm0= Không có sự thay đổi1= Ít thay đổi; AM ( ); PM ( )2= Thay đổi rõ rệt; AM ( ); PM ( )19. GIẢI THỂ NHÂN CÁCH – TRI GIÁC SAI SỰ THẬT (Cảm giác không có thực và ý nghĩ hư vô) - Không tính điểm0= Không có triệu chứng1= Có triệu chứng nhẹ2= Có triệu chứng rõ ràng3= Triệu chứng nghiêm trọng4= Mất khả năng, năng lực của bản thân20. TRIỆU CHỨNG HOANG TƯỞNG (Không bao gồm triệu chứng trầm cảm) - Không tính điểm0= Không có1= Nghi ngờ, bản thân có nguy cơ2= Có những suy nghĩ ám chỉ3= Hoang tưởng liên hệ và hoang tưởng bị hại4= Xuất hiện ảo giác, bị hại21. NHỮNG TRIỆU CHỨNG ÁM ẢNH (Suy nghĩ ám ảnh và những cưỡng chế chống lại những gì mà họ đang cố gắng loại bỏ) - Không tính điểm0= Không có triệu chứng1= Triệu chứng nhẹ2= Triệu chứng nặng, nghiêm trọngCách tính điểm thang trầm cảm HamiltonThang đánh giá trầm cảm Hamilton bao gồm 21 mục, 17 câu hỏi tính điểm (17 câu đầu), mỗi câu trả lời sẽ tương ứng với một số điểm khác nhau và 4 câu hỏi bổ sung không tính điểm. Tổng điểm tính các câu từ 1 đến 17. Những điểm mốc đối với trầm cảm như sau:Điểm tổng cộng 0-7: không có trầm cảmĐiểm tổng cộng đến dưới 8-13: trầm cảm nhẹĐiểm tổng cộng từ 14 đến 18: trầm cảm vừaĐiểm tổng cộng từ 19 đến 22: trầm cảm nặngĐiểm tổng cộng từ 23 trở lên: trầm cảm rất nặng.Điểm tổng cộng ngưỡng là 14 được nhiều tác giả chấp thuận để xác định có biểu hiện trầm cảm, tức là có đầy đủ triệu chứng trầm cảm rõ ràng Bên cạnh các thang đánh giá trầm cảm như PHQ-9, Beck (BDI), Burns, ... thì thang đánh giá trầm cảm Hamilton (Ham - D) cũng được nhiều người sử dụng để đánh giá lâm sàng mức độ trầm cảm của bản thân. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu, nghi ngờ mắc bệnh trầm cảm, hãy gọi đến đường dây nóng của Viện Tâm Lý Đời Sống LPI để được tham vấn tâm lý và trị liệu bởi các chuyên gia tâm lý tâm huyết và tận tâm của chúng tôi.Tài liệu tham khảohttps://www.sciencedirect.com/topics/nursing-and-health-professions/hamilton-depression-rating-scaleTham khảo thêm những Dịch vụ Trị Liệu Tâm Lý tại Viện Tâm Lý Đời Sống LPI- Trị liệu tâm lý cá nhân- Trị liệu tâm lý thanh thiếu niên- Trị liệu tâm lý gia đình- Trị liệu tâm lý cặp đôi- Trị liệu nhóm- Khai vấn cuộc sống và sự nghiệp
Thang đánh giá trầm cảm người già GDS (Geriatric Depression Scale) là công cụ sàng lọc được sử dụng phổ biến để đánh giá mức độ trầm cảm ở người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên). Thang đo được phát triển bởi Yesavage và cộng sự vào năm 1982 và được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế, phòng khám tâm lý, viện dưỡng lão,...Tổng quan về Thang đánh giá trầm cảm người già GDS Thang test trầm cảm cho người cao tuổi GDS bao gồm 30 câu hỏi, mỗi câu hỏi được trả lời "Đúng" hoặc "Không". Câu hỏi tập trung vào các triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi như:Buồn bã, chán nản.Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích.Suy giảm cảm giác thèm ăn.Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.Mệt mỏi, thiếu năng lượng.Khó khăn trong việc tập trung suy nghĩ.Cảm giác vô giá trị, tự ti.Có suy nghĩ về cái chết.Thang đánh giá trầm cảm người cao tuổi GDS được sử dụng phổ biến để đánh giá mức độ trầm cảm cho người cao tuổi từ 65 tuổi trở lênCách sử dụng thang đánh giá trầm cảm người già GDSCó thể tự thực hiện hoặc được thực hiện bởi người khác.Cần trả lời trung thực tất cả các câu hỏi dựa trên cảm nhận của bản thân trong 1-2 tuần qua.Tính điểm theo hướng dẫn:Đáp án "Đúng" được 1 điểm.Đáp án "Không" được 0 điểm.Tổng điểm từ 0 đến 30 điểm. Mức độ trầm cảm được đánh giá như sau:0-9 điểm: Không có triệu chứng trầm cảm.10-19 điểm: Triệu chứng trầm cảm nhẹ.20-30 điểm: Triệu chứng trầm cảm nặng. Ưu điểm của thang test GDSDễ sử dụng, dễ hiểu, có thể tự thực hiện.Chỉ mất khoảng 5-10 phút để hoàn thành.Cho kết quả tương đối chính xác, có độ tin cậy cao.Giúp phát hiện sớm các trường hợp trầm cảm ở người cao tuổi.Thang test GDS sẽ giúp mang lại đánh giá tổng quan ban đầuThang đánh giá trầm cảm người già GDSSTT ĐúngKhông đúng1Về cơ bản, tôi hài lòng với cuộc sống của mình 2Hiện tại, tôi đã từ bỏ nhiều hoạt động và thú vui 3Tôi cảm thấy cuộc sống của mình thật là trống rỗng tẻ nhạt 4Tôi thường cảm thấy buồn chán 5Tôi cảm thấy tương lai đầy triển vọng 6Tôi thấy phiền muộn bởi có những ý nghĩ trong đầu không thể dứt ra được 7Hầu hết thời gian tôi thấy thoải mái 8Tôi sợ rằng có một điều tồi tệ sẽ xảy đến với mình 9Phần lớn thời gian tôi cảm thấy hạnh phúc 10Tôi thường cảm thấy không tự lo liệu được 11Tôi thường cảm thấy bồn chồn, bất an 12Tôi thích ở nhà hơn là đi ra ngoài và làm việc gì đó 13Tôi thường thấy lo lắng về tương lai 14Tôi cảm thấy mình có nhiều vấn đề về trí nhớ hơn hầu hết những người có cùng độ tuổi 15Tôi nghĩ cuộc sống hiện tại thật là tuyệt vời 16Tôi cảm thấy chán nản và thất vọng 17Tôi cảm thấy khá vô dụng trong tình trạng hiện tại 18Tôi lo nghĩ nhiều về quá khứ 19Tôi nhận thấy cuộc sống rất thú vị 20Tôi thấy khó để bắt đầu những kế hoạch mới 21Tôi cảm thấy tràn đầy sinh lực 22Tôi cảm thấy tình trạng của mình là tuyệt vọng 23Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều tốt hơn tôi 24Tôi thường thấy bối rối cả với những việc nhỏ nhặt 25Tôi thường cảm thấy muốn khóc 26Tôi thấy khó tập trung chú ý vào một điều hoặc một hoạt động nào đó 27Khi thức dậy vào buổi sáng tôi thấy sảng khoái 28Tôi không thích những chỗ hội họp đông người 29Tôi dễ dàng đưa ra các quyết định 30Trí óc tôi vẫn minh mẫn như trước kia Thang đánh giá trầm cảm người già GDS chỉ là công cụ sàng lọc, không thể chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm. Kết quả của bài test GDS chỉ mang tính chất tham khảo, không nên dựa vào đó để tự chẩn đoán hoặc điều trị. Nếu nghi ngờ ông bà, bố mẹ hoặc người thân mắc bệnh trầm cảm, hãy gọi đến đường dây nóng của Viện Tâm Lý Đời Sống LPI để được tư vấn tâm lý và trị liệu bởi các chuyên gia tâm lý tâm huyết và tận tâm của chúng tôi.Tài liệu tham khảo:https://www.apa.org/pi/about/publications/caregivers/practice-settings/assessment/tools/geriatric-depressionhttps://www.physio-pedia.com/Geriatric_Depression_Scalehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8248624/Tham khảo thêm những Dịch vụ Trị Liệu Tâm Lý tại Viện Tâm Lý Đời Sống LPI- Trị liệu tâm lý cá nhân- Trị liệu tâm lý thanh thiếu niên- Trị liệu tâm lý gia đình- Trị liệu tâm lý cặp đôi- Trị liệu nhóm- Khai vấn cuộc sống và sự nghiệp
Bảng kiểm tra Trầm cảm Burns (BDC - Burns Despression Checklist) là một công cụ đánh giá mức độ trầm cảm được phát triển bởi bác sĩ David D. Burns, chuyên gia tâm lý nổi tiếng người Mỹ. Ưu điểm của Bảng kiểm tra Trầm cảm BurnsDễ sử dụng, dễ hiểu, có thể tự thực hiện.Chỉ mất khoảng 10-15 phút để hoàn thành.Cho kết quả tương đối chính xác, có độ tin cậy cao.Giúp phát hiện sớm các trường hợp trầm cảm.Hỗ trợ theo dõi hiệu quả điều trị. Cách sử dụng Bảng Trắc nghiệm BurnsChuẩn bị bảng câu hỏi, giấy và bút. Câu trả lời phù hợp với những hiện tượng, cảm nhận của bạn trong 2 tuần qua.Đọc kỹ từng câu hỏi và đánh giá mức độ phù hợp với bản thân từ 0 đến 3 điểm:0 điểm: Không hề1 điểm: Có chút chút.2 điểm: Vừa vừa.3 điểm: Nhiều.4 điểm: Rất nhiềuCộng điểm tất cả các câu hỏi.Xem kết quả theo thang điểm như trên.Bảng kiểm tra trầm cảm Burns sẽ giúp bạn có đánh giá tổng quan ban đầu về tình trạng trầm cảmBảng kiểm tra trầm cảm Burns (BDC)Bảng kiểm tra Trầm cảm Burns (BDC) bao gồm 25 câu hỏi, mỗi câu hỏi được đánh giá từ 0 đến 4 điểm. Tổng điểm của bài test cho biết mức độ trầm cảm của người tham gia.0-5 điểm: Không có triệu chứng trầm cảm.6-10 điểm: Bình thường nhưng hay buồn.11-25 điểm: Triệu chứng trầm cảm nhẹ26-50 điểm: Triệu chứng trầm cảm trung bình.51-75 điểm: Triệu chứng trầm cảm nặng.76-100 điểm: Triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng.Suy nghĩ và cảm giác012341Cảm thấy buồn bã 2Cảm thấy không vui 3Muốn khóc 4Cảm thấy chán nản 5Cảm thấy vô vọng 6Lòng tự trọng thấp 7Cảm thấy vô dụng hoặc kém cỏi 8Tội lỗi hoặc xấu hổ 9Tự chỉ trích hoặc trách móc bản thân 10Khó đưa ra quyết định Hoạt động và các mối quan hệ cá nhân0123411Mất hứng thú với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp 12Cô đơn 13Dành ít thời gian hơn cho gia đình hoặc bạn bè 14Mất động lực 15Mất hứng thú trong công việc hoặc các hoạt động khác 16Né tránh công việc hoặc các hoạt động khác 17Mất niềm vui hoặc sự thỏa mãn cuộc sống Các triệu chứng về thể chất0123418Cảm thấy mệt mỏi 19Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều 20Tăng hoặc giảm sự thèm ăn 21Mất hứng thú với tình dục 22Lo lắng về sức khỏe của bản thân Thôi thúc muốn tự sát0123423Bạn có suy nghĩ đến việc tự sát hay không? 24Bạn có muốn kết thúc cuộc sống của mình không? 25Bạn có kế hoạch làm hại bản thân mình không? Bảng kiểm tra Trầm cảm Burns chỉ là công cụ sàng lọc, không thể chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm. Kết quả của bài test chỉ mang tính chất tham khảo, không nên dựa vào đó để tự chẩn đoán hoặc điều trị. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc bệnh trầm cảm, hãy gọi đến đường dây nóng của Viện Tâm Lý Đời Sống LPI để được tư vấn tâm lý và trị liệu bởi các chuyên gia tâm lý tâm huyết và tận tâm của chúng tôi.Tài liệu tham khảoBản gốc Bài Trắc nghiệm Burns: https://www.psychologytoday.com/us/blog/fearless-you/202206/how-get-more-out-therapyHướng dẫn sử dụng Bảng Trắc nghiệm Trầm cảm Burns: https://www.psychologytoday.com/us/blog/fearless-you/202206/how-get-more-out-therapyTham khảo thêm những Dịch vụ Trị Liệu Tâm Lý tại Viện Tâm Lý Đời Sống LPI- Trị liệu tâm lý cá nhân- Trị liệu tâm lý thanh thiếu niên- Trị liệu tâm lý gia đình- Trị liệu tâm lý cặp đôi- Trị liệu nhóm- Khai vấn cuộc sống và sự nghiệp
Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì RADS (Reynolds Adolescent Depression Scale) là một công cụ sàng lọc được sử dụng phổ biến để đánh giá mức độ trầm cảm ở độ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên từ 10 đến 20 tuổi, được sử dụng rộng rãi trong các trường học, bệnh viện, phòng khám tâm lý,...Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì RADS bao gồm 30 câu hỏi, mỗi câu hỏi được đánh giá từ 0 đến 3 điểm. Tổng điểm của bài test cho biết mức độ trầm cảm của người tham gia:0-30 điểm: Không có triệu chứng trầm cảm.31-40 điểm: Triệu chứng trầm cảm nhẹ.41-50 điểm: Triệu chứng trầm cảm vừa.51-90 điểm: Triệu chứng trầm cảm nặng đến rất nặng, cần được can thiệp y tế hoặc trị liệu tâm lý ngay lập tức.Ưu điểm của bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì RADSDễ sử dụng, dễ hiểu, có thể tự thực hiện.Chỉ mất khoảng 5-10 phút để hoàn thành.Cho kết quả tương đối chính xác, có độ tin cậy cao.Giúp phát hiện sớm các trường hợp trầm cảm ở thanh thiếu niên.Khi có những dấu hiệu bị trầm cảm ở tuổi dậy thì, bạn cần thực hiện bài test Rads để có đánh giá tổng quan nhất về tình trạng hiện tại.Bài quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì Rads được sử dụng phổ biến để đánh giá tổng quan ban đầu về trầm cảm ở lứa tuổi dậy thìCác bước tiến hành Quiz Test RADSBước 1: Chuẩn bị giấy và bútBước 2: Thực hiện test - đọc câu hỏi và ghi số điểm tương ứng với từng đáp ánĐáp án: Hầu như không - 0đĐáp án: Thỉnh thoảng - 1đĐáp án: Phần lớn thời gian - 2đĐáp án: Hầu hết hoặc tất cả thời gian - 3đChi tiết bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì RADSBiểu hiện tâm lýHầu như khôngThỉnh thoảngPhần lớn thời gianHầu hết hoặc tất cả thời gianTôi cảm thấy hạnh phúc0123Tôi thấy lo lắng về chuyện học0123Tôi cảm thấy cô đơn0123Tôi cảm thấy cha mẹ không thích tôi0123Tôi thấy mình là người quan trọng0123Tôi muốn xa lánh, trốn tránh mọi0 người0123Tôi cảm thấy buồn chán0123Tôi cảm thấy muốn khóc0123Tôi có cảm giác chẳng ai quan tâm đến tôi0123Tôi thích cười đùa với mọi người0123Tôi có cảm giác cơ thể rệu rã, thiếu sinh lực0123Tôi có cảm giác mình được yêu quý0123Tôi cảm thấy mình giống như kẻ bỏ chạy0123Tôi cảm thấy mình đang tự làm khổ mình0123Tôi cảm thấy những người khác không thích tôi0123Tôi cảm thấy bực bội0123Tôi cảm thấy cuộc sống bất công với tôi0123Tôi cảm thấy mệt mỏi0123Tôi cảm thấy mình là một kẻ tồi tệ0123Tôi cảm thấy mình là một kẻ vô tích sự0123Tôi thấy mình là một kẻ đáng thương0123Tôi thấy phát điên lên về mọi thứ0123Tôi thích trò chuyện với mọi người0123Tôi trằn trọc khó ngủ (hoặc Tôi thấy mình ngủ nhiều)0123Tôi thích vui đùa0123Tôi cảm thấy lo lắng0123Tôi có cảm giác như bị đau dạ dày0123Tôi cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, vô vị0123Tôi ăn thấy ngon miệng0123Tôi thất vọng, không muốn làm gì cả0123Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì RADS chỉ là công cụ sàng lọc, không thể chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm. Kết quả của bài test chỉ mang tính chất tham khảo, không nên dựa vào đó để tự chẩn đoán hoặc điều trị. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc bệnh trầm cảm, hãy gọi đến đường dây nóng của Viện Tâm Lý Đời Sống LPI để được tư vấn tâm lý và trị liệu bởi các chuyên gia tâm lý tâm huyết và tận tâm của chúng tôi.Tài liệu tham khảohttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5319653/Tham khảo thêm những Dịch vụ Trị Liệu Tâm Lý tại Viện Tâm Lý Đời Sống LPI- Trị liệu tâm lý cá nhân- Trị liệu tâm lý thanh thiếu niên- Trị liệu tâm lý gia đình- Trị liệu tâm lý cặp đôi- Trị liệu nhóm- Khai vấn cuộc sống và sự nghiệp
Thang Đánh Giá Trầm Cảm Beck (BDI) là công cụ tâm lý phổ biến được sử dụng để đánh giá mức độ trầm cảm ở người lớn và thanh thiếu niên. Được phát triển bởi nhà tâm lý học Aaron T. Beck, BDI đã trở thành tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và theo dõi tình trạng trầm cảm hiện nay.1. Thang Đánh Giá Trầm Cảm Beck là gì?Thang đánh giá trầm cảm Beck (BDI) là một bảng đánh giá tự báo cáo gồm 21 câu hỏi, mỗi câu hỏi đánh giá mức độ nghiêm trọng của một triệu chứng trầm cảm cụ thể. Các triệu chứng này bao gồm:Buồn bãMất hứng thúThay đổi cảm giác thèm ănMất ngủ hoặc ngủ quá nhiềuMệt mỏiKhó tập trungBồn chồn hoặc chậm chạpCảm giác vô giá trịSuy nghĩ tiêu cực về bản thânSuy nghĩ tiêu cực về tương laiMuốn tự tửBài test trầm cảm Beck giúp đánh giá lâm sàng mức độ trầm cảm2. Tác dụng của Thang Đánh Giá Trầm Cảm BeckChẩn đoán trầm cảm: BDI giúp xác định mức độ nghiêm trọng của trầm cảm, từ nhẹ đến nặng.Theo dõi tiến trình điều trị: BDI được sử dụng để theo dõi hiệu quả của điều trị, cho phép điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.Nghiên cứu: BDI được sử dụng trong các nghiên cứu về trầm cảm để thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị khác nhau.Tự đánh giá: BDI có thể được sử dụng như một công cụ tự đánh giá để giúp cá nhân nhận thức được mức độ trầm cảm của bản thân. 3. Ai nên tham gia test Thang Trầm Cảm Beck?Người nghi ngờ bản thân bị trầm cảm: BDI là một công cụ hữu ích để sàng lọc ban đầu cho những người nghi ngờ bản thân bị trầm cảm.Người đang điều trị trầm cảm: BDI được sử dụng để theo dõi tiến trình điều trị và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.Chuyên gia tâm lý: BDI là một công cụ chẩn đoán và theo dõi quan trọng cho các chuyên gia tâm lý.Nghiên cứu viên: BDI được sử dụng trong các nghiên cứu về trầm cảm để thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị khác nhau.Thang đánh giá trầm cảm Beck BDI4. Bộ 21 câu trong bài test trầm cảm BeckCâu 10. Tôi không cảm thấy buồn.1. Nhiều lúc tôi cảm thấy chán hoặc buồn.2. Lúc nào tôi cũng cảm thấy chán hoặc buồn.3. Tôi rất buồn hoặc rất bất hạnh, khổ sở đến mức không thể chịu được.Câu 20. Tôi không bi quan và nản lòng về tương lai.1. Tôi cảm thấy nản lòng về tương lai hơn trước.2. Tôi cảm thấy mình chẳng có gì mong đợi ở tương lai cả.3. Tôi cảm thấy tương lai tuyệt vọng và tình hình chỉ có thể tiếp tục xấu đi hoặc không thể cải thiện được.Câu 30. Tôi không cảm thấy như bị thất bại.1. Tôi thấy mình thất bại nhiều hơn những người khác.2. Nhìn lại cuộc đời, tôi thấy mình đã có quá nhiều thất bại.3. Tôi cảm thấy mình là một người hoàn toàn thất bại.Câu 40. Tôi còn thích thú với những điều mà trước đây tôi vẫn thường thích.1. Tôi ít thấy thích những điều mà trước đây tôi vẫn thường ưa thích.2. Tôi còn rất ít thích thú về những điều trước đây tôi vẫn thường thích.3. Tôi không còn chút thích thú nào nữa.Câu 50. Tôi hoàn toàn không cảm thấy có tội lỗi gì ghê gớm cả.1. Phần nhiều những việc tôi đã làm tôi đều cảm thấy có tội.2. Phần lớn thời gian tôi cảm thấy mình có tội.3. Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình có tội.Câu 60. Tôi không cảm thấy đang bị trừng phạt.1. Tôi cảm thấy có thể mình sẽ bị trừng phạt.2. Tôi mong chờ bị trừng phạt.3. Tôi cảm thấy mình đang bị trừng phạt.Câu 70. Tôi thấy bản thân mình vẫn như trước kia.1. Tôi không còn tin tưởng vào bản thân.2. Tôi thất vọng với bản thân.3. Tôi ghét bản thân mình.Câu 8 0. Tôi không phê phán hoặc đổ lỗi cho bản thân hơn trước kia.1. Tôi phê phán bản thân mình nhiều hơn trước kia.2. Tôi phê phán bản thân về tất cả những lỗi lầm của mình.3. Tôi đổ lỗi cho bản thân về tất cả mọi điều tồi tệ xảy ra.Câu 90. Tôi không có ý nghĩ tự sát.1. Tôi có ý nghĩ tự sát nhưng không thực hiện.2. Tôi muốn tự sát.3. Nếu có cơ hội tôi sẽ tự sát.Câu 100. Tôi không khóc nhiều hơn trước kia.1. Tôi hay khóc nhiều hơn trước.2. Tôi thường khóc vì những điều nhỏ nhặt.3. Tôi thấy muốn khóc nhưng không thể khóc được.Câu 110. Tôi không dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ.1. Tôi cảm thấy dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ.2. Tôi cảm thấy bồn chồn và căng thẳng đến mức khó có thể ngồi yên được.3. Tôi thấy rất bồn chồn và kích động đến mức phải đi lại liên tục hoặc làm việc gì đó.Câu 120. Tôi không mất sự quan tâm đến những người xung quanh hoặc các hoạt động khác.1. Tôi ít quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh hơn trước.2. Tôi mất hầu hết sự quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh.3. Tôi không còn quan tâm đến bất kỳ điều gì nữa.Câu 130. Tôi quyết định mọi việc cũng tốt như trước.1. Tôi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước.2. Tôi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước rất nhiều.3. Tôi chẳng còn có thể quyết định được việc gì nữa.Câu 140. Tôi không cảm thấy mình là người vô dụng.1. Tôi không cho rằng mình có giá trị và có ích như trước kia.2. Tôi cảm thấy mình vô dụng hơn so với những người xung quanh.3. Tôi thấy mình là người hoàn toàn vô dụng.Câu 150. Tôi thấy mình vẫn tràn đầy sức lực như trước đây.1. Sức lực của tôi kém hơn trước.2. Tôi không đủ sức lực để làm được nhiều việc nữa.3. Tôi không đủ sức lực để làm được bất cứ việc gì nữa.Câu 160. Không thấy có chút thay đổi gì trong giấc ngủ của tôi.1. Tôi ngủ hơi nhiều hơn trước.1. Tôi ngủ hơi ít hơn trước.2. Tôi ngủ nhiều hơn trước.2. Tôi ngủ ít hơn trước.3. Tôi ngủ hầu như suốt cả ngày.3. Tôi thức dậy 1-2 giờ sớm hơn trước và không thể ngủ lại được.Câu 170. Tôi không dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước.1. Tôi dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước.2. Tôi dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước rất nhiều.3. Lúc nào tôi cũng dễ cáu kỉnh và bực bội.Câu 180. Tôi ăn vẫn ngon miệng như trước.1. Tôi ăn kém ngon miệng hơn trước.1. Tôi ăn ngon miệng hơn trước.2. Tôi ăn kém ngon miệng hơn trước rất nhiều.2. Tôi ăn ngon miệng hơn trước rất nhiều.3. Tôi không thấy ngon miệng một chút nào cả.3. Lúc nào tôi cũng thấy thèm ăn.Câu 190. Tôi có thể tập trung chú ý tốt như trước.1. Tôi không thể tập trung chú ý được như trước.2. Tôi thấy khó tập trung chú ý lâu được vào bất kỳ điều gì.3. Tôi thấy mình không thể tập trung chú ý được vào bất kỳ điều gì nữa.Câu 20Tôi không mệt mỏi hơn trước.Tôi dễ mệt mỏi hơn trước.Hầu như làm bất kỳ việc gì tôi cũng thấy mệt mỏi.Tôi quá mệt mỏi khi làm bất kỳ việc gì.Câu 210. Tôi không thấy có thay đổi gì trong hứng thú tình dục.1. Tôi ít hứng thú với tình dục hơn trước.2. Hiện nay tôi rất ít hứng thú với tình dục.3. Tôi hoàn toàn mất hứng thú tình dục.Đánh giá kết quả test trầm cảm Beck BDI5. Thang Đánh Giá Trầm Cảm Beck (BDI): Phân tích kết quả và giải phápĐiểm sốMức độ trầm cảmKết quảKhuyến nghị0 - 13Không trầm cảmMọi thứ bình thườngTheo dõi sức khỏe tinh thần định kỳ14 - 19Trầm cảm nhẹCó thể cần can thiệpTìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý20 - 29Trầm cảm vừaCần can thiệp tâm lýGặp chuyên gia tâm lý để đánh giá và điều trị30 - 63Trầm cảm nặngCần can thiệp tâm lý chuyên sâuGặp chuyên gia tâm lý để đánh giá và điều trịLưu ý:Thang điểm Beck BDI chỉ mang tính chất tham khảo, cần được đánh giá bởi chuyên gia tâm lý để có chẩn đoán chính xác.Việc tự chẩn đoán và điều trị trầm cảm có thể nguy hiểm. Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị trầm cảm, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý.Giải pháp cho người có điểm số BDI cao:Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý: Chuyên gia tâm lý có thể đánh giá mức độ trầm cảm của bạn, đưa ra chẩn đoán và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.Liệu pháp tâm lý: Liệu pháp tâm lý, đặc biệt là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), là phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng trầm cảm.Thuốc chống trầm cảm: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm để hỗ trợ điều trị.Thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống lành mạnh như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, hạn chế sử dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá) có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Việc nhận được sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè có thể giúp người bệnh cảm thấy bớt cô đơn, lo lắng và cải thiện tâm trạng.Thông tin tham khảohttps://www.ismanet.org/doctoryourspirit/pdfs/Beck-Depression-Inventory-BDI.pdfNếu bạn có dấu hiệu của trầm cảm, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với Viện Tâm Lý Đời Sống, các chuyên gia tâm lý của chúng tôi sẽ hỗ trợ và đồng hành cùng bạnThang đánh giá trầm cảm Beck là một công cụ sàng lọc và đưa ra đánh giá tổng quan ban đầu, nếu có dấu hiệu về trầm cảm thì bạn hãy liên hệ và tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia trị liệu tâm lý. Nếu bạn hay người thân, bạn bè đang có dấu hiệu, biểu hiện của bệnh trầm cảm, hãy gọi đến đường dây nóng của Viện Tâm Lý Đời Sống LPI để được tư vấn tâm lý và trị liệu bởi các chuyên gia tâm lý tâm huyết và tận tâm của chúng tôi.Tham khảo thêm những Dịch vụ Trị Liệu Tâm Lý tại Viện Tâm Lý Đời Sống LPI- Trị liệu tâm lý cá nhân- Trị liệu tâm lý thanh thiếu niên- Trị liệu tâm lý gia đình- Trị liệu tâm lý cặp đôi- Trị liệu nhóm- Khai vấn cuộc sống và sự nghiệp